Cách tính nồng độ cồn trong người khi uống bia rượu
Nghị định 46 đã có quy định tăng mức phạt đối với các trường hợp vi phạm giao thông, trong đó có mức phạt vi phạm khi người điều khiển xe có nồng độ cồn vượt mức cho phép có thể lên đến 18 triệu đồng. Thế nhưng những người điều khiển xe hầu hết không có máy đo nồng độ cồn để kiểm tra, vậy thì làm thế nào để có thể biết mình uống bia rượu đã vượt quá mức cho phép hay chưa? Uống lượng bia, rượu thế nào để không bị phạt. Trung tâm Học lái xe ô tô 83 Group sẽ chia sẻ cho các bạn cách xác định nồng độ rượu, bia qua việc ước lượng nồng độ sau khi uống cốc bia, chén rượu gần gũi mà bạn có thể xác định nồng độ rượu trong cơ thể mình ngay cả trên bàn nhậu nhé.
Cách tính nồng độ cồn trong cơ thể vượt quá mức quy định hay chưa?
Theo một cách tính ước lượng của tổ chức Y tế thế giới là đưa ra 1 đơn vị uống chuẩn chứa 10 (gram) cồn để ước tính lượng rượu, bia sử dụng tương đương với nồng độ cồn sinh ra trong cơ thể con người. Công thức được tính theo cách so sánh như sau: Một chén rượu 40 độ có dung tích 30 (minilit) sẽ tương đương với 1 ly rượu vang 13,5 độ có dung tích 100(minilit) và bằng 1 cốc bia hơi có dung tích 330 ml hay 2/3 lon bia 5 độ dung tích 330 (minilit).
Theo thông tin từ ủy ban an toàn giao thông quốc gia khuyến cáo thì người tham gia giao thông nên để nồng độ cồn không quá 50 (mg)/100 (ml) máu hoặc 0,25 (mg) / lít khí thở.
- Đối với người đàn ông thì không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn trong 1 giờ đầu tiên và không được phép uống quá một đơn vị uống chuẩn nữa sau mỗi giờ kế tiếp nếu như không muốn bị phạt
- Ở người phụ nữ thì không nên uống quá 1 đơn vị uống chuẩn trong giờ đầu tiên và để tránh vi phạm thì không uống quá một đơn vị uống chuẩn nữa sau mỗi giờ tiếp theo.
- >> Học bằng lái xe hạng C
Trên đây là cách ước tính nồng độ cồn có trong cơ thể người một cách thủ công, hy vọng có thể giúp các tài xế biết điểm dừng trên bàn nhậu để không bao giờ phải nộp phạt vì vi phạm này.